Trong đời sống hằng ngày, cụm từ “Việt kiều” đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Mọi người vẫn thường hiểu Việt kiều là những người gốc Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Thế nhưng, theo pháp luật hiện hành thì Việt Kiều được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 3, 4 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 thì Việt kiều được phân loại ra thành hai nhóm người:
Điều 610 Bộ Luật Dân sự có quy định “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”, điều này có nghĩa dù là cá nhân trong nước hay là Việt kiều thì đều có quyền hưởng di sản không bị giới hạn.
Tuy nhiên, theo Điều 621 Bộ Luật Dân sự thì nếu Việt kiều thuộc các trường hợp sau đây sẽ không được quyền hưởng di sản:
Những người này vẫn có thể được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Mặc dù quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật của Việt kiều không bị giới hạn, nhưng riêng đối với di sản là bất động sản thì người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam đang định cư ở nước ngoài để có thể nhận thừa kế vẫn cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Điều kiện để Việt kiều nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam
Theo điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 và Khoản 1 Điều 44 Luật Đất đai 2024 thì đối với di sản là nhà ở thì:
Tức là Việt kiều được nhận thừa kế di sản là nhà ở, nếu muốn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở đó tại Việt Nam thì trước tiên phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Ngược lại, tại điểm đ Khoản 1 Điều 37 và điểm b Khoản 2 Điều 44 Luật Đất đai 2024 có quy định người được thừa kế là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; còn nếu không được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó, cụ thể là giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở và không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Có nghĩa là người này không được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam nhưng có các quyền định đoạt như chuyển nhượng, tặng cho để chuyển quyền sở hữu di sản thừa kế của mình cho người khác đủ điều kiện đứng tên, … mà không được thực hiện những quyền khác của chủ sở hữu.
Đối với di sản là quyền sử dụng đất thì:
Ngoài ra, nếu người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài không đáp ứng được điều kiện là được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định tại Điều 44 Luật Đất đai 2024
Thông thường, các bước thủ tục để được hưởng di sản thừa kế sẽ không quá phức tạp, tuy nhiên, với di sản thừa kế là đất đai và người được hưởng thừa kế là Việt kiều thì hồ sơ cần thiết cũng như thủ tục hưởng thừa kế sẽ có sự phức tạp nhất định.
Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế
Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục hành chính nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của những người được hưởng di sản đối với tài sản của người đã chết.
Bước 2: Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế
Bước 3: Ký chứng nhận và trả văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng
Công chứng viên sẽ đối chiếu kỹ lưỡng các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế mà Việt kiều cung cấp, sau đó mới ghi lời chứng và ký vào từng trang của văn bản khai nhận di sản. Cuối cùng, sau khi hoàn tất thủ tục công chứng và nộp phí, Việt kiều sẽ chính thức nhận được văn bản xác nhận phần di sản mà mình được hưởng
Luật sư tư vấn nhận thừa kế tại Việt Nam cho Việt kiều
Việc người Việt kiều nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn do sự khác biệt về luật pháp và khoảng cách địa lý. Thủ tục thừa kế đất đai tại Việt Nam khá phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về các quy định pháp luật liên quan đến đất đai, thừa kế và thủ tục hành chính. Để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi hợp pháp, tránh rủi ro cho các Việt kiều, đội ngũ luật sư chuyên nghiệp chúng tôi cung cấp các dịch vụ:
Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Thừa kế có hai hình thức đó là: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Thừa kế theo pháp luật ngoài áp dụng đối với hàn di sản không co9s di chúc hoạc di chúc không có hiệu lực còn cũng được áp dụng đối với các phần di sản như:
Nguyên tắc chia: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy được hiểu là chia đều.
Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra pháp luật còn quy định thêm về trường hợp thừa kế thế vị:
Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời điểm mở thừa kế: là thời điểm người có tài sản chết.
Địa điểm mở thừa kế: là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có di sản là bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế. Trường hợp di sản thừa kế không phải là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét những tài liệu, chứng cứ, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp, đương sự nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án, tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Đội ngũ Luật sư và cộng sự chất lượng: Với đội ngũ luật sư tranh tụng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng, Luật sư đã và đang cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các đương sự trong các vụ án về tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động, việc giải quyết các yêu cầu dân sự tại tòa án hoặc trọng tài (bao gồm cả các tranh chấp và yêu cầu dân sự có yếu tố nước ngoài) và các vụ án hình sự.
Nhanh chóng và hiệu quả: Với ưu điểm nhanh chóng, hiệu quả, bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối. Đam bảo cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.