Luật sư tư vấn bào chữa tội mua bán người

Những sửa đổi, bổ sung của BLHS năm 2015 về Tội mua bán người góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán người trong giai đoạn hiện nay.
 

Trong những năm gần đây hoạt động mua bán người ở nước ta diễn ra có xu hướng gia tăng về số vụ án và có nhiều hoạt động tinh vi nhằm trốn tránh các cơ quan chức năng. Theo quy định tại Điều 150 BLHS năm 2015 về Tội mua bán người.

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

 

a) Có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Đối với từ 02 người đến 05 người;

e) Phạm tội 02 lần trở lên.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

đ) Đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

So với Bộ luật Hình sự 1999 thì BLHS năm 2015 có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Về kết cấu của điều luật.

Điều 150 BLHS năm 2015 được kết cấu thành 04 khoản (BLHS năm 1999 gồm 03 khoản).

Thứ hai: Về hành vi phạm tội.

Theo BLHS năm 2015, mua bán người bao gồm hai hành vi mua và bán, tuy nhiên trong hành vi mua bán này bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau như tuyển dụng, vận chuyển, lưu giữ, tiếp nhận, chuyển giao. BLHS năm 1999 chỉ quy định hành vi mua bán người nói chung mà không bao quát hết nội hàm của hành vi này. Vì vậy, trong thực tiễn giải quyết các vụ án gặp rất nhiều khó khăn và khó xác định được hành vi mua bán. BLHS năm 2015 quy định cụ thể hành vi mua bán người như sau:

- Nhóm hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận (Hành vi chuyển giao là hành vi giao cho người khác nhận; hành vi tiếp nhận là hành vi đón nhận cái từ người khác, nơi khác chuyển đến). Nhóm hành vi này quy định hai hành vi tách biệt nhau “Chuyển giao hoặc tiếp nhận”.

- Nhóm hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp (Tuyển mộ là lựa chọn, tuyển dụng những người đáp ứng các yêu cầu điều kiện để sử dụng cho một công việc hoặc mục đích khác; vận chuyển là sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác; chứa chấp là chứa một cách trái phép).

Tuy nhiên, những nhóm hành vi này đều nhằm các mục đích để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Như vậy, nếu hành vi chuyển giao; tiếp nhận; tuyển mộ; vận chuyển; chứa chấp người không thỏa mãn các mục đích trên thì không cấu thành tội phạm.

Thứ ba: Về hình phạt.

Mức hình phạt tù đối với khoản 1 áp dụng là từ 05 năm đến 10 năm (BLHS năm 1999 là từ 2 năm đến 7 năm); tại khoản 2 từ 08 năm đến 15 năm (BLHS năm 1999 là 5 năm đến 20 năm); khoản 3 từ 12 năm đến 20 năm; khoản 4 phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (BLHS năm 1999 từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng).

Đồng thời, BLHS năm 2015 bổ sung thêm một số tình tiết.

Cụ thể, tại khoản 2 bổ sung các tình tiết:

“b) Vì động cơ đê hèn;

 c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Đối với từ 02 người đến 05 người;”

Bổ sung tại khoản 3 các tình tiết:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

đ) Đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.
 

Một số vướng mắc trong việc áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Thứ nhất, về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015).

- Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “chưa gây thiệt hại”:

Ví dụ: Khoảng 23 giờ 10 phút ngày 02/02/2022, lợi dụng đêm tối không có người ở nhà, Nguyễn Tấn G đã đột nhập vào nhà anh Nguyễn Anh T để trộm cắp tài sản. Khi đang tìm cách phá khóa chiếc két sắt trong nhà anh T để lấy tài sản thì bị phát hiện và bắt quả tang, kiểm tra trong két sắt có số tiền 48 triệu đồng.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, hành vi của Nguyễn Tấn G đã đủ yếu tố cấu thành Tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015; bị cáo chưa chiếm đoạt được tài sản nên thuộc trường hợp “phạm tội chưa đạt” tại Điều 15 BLHS năm 2015. Do bị cáo chưa chiếm đoạt được tài sản, nghĩa là hành vi phạm tội của bị cáo “chưa gây thiệt hại” nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015.

Quan điểm thứ hai cho rằng, hành vi của Nguyễn Tấn G đã đủ yếu tố cấu thành Tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt theo quy định tại khoản 1 Điều 173 và Điều 15 BLHS năm 2015. Do bị cáo phạm tội chưa đạt nên đương nhiên thiệt hại chưa xảy ra, do đó, không thể áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “chưa gây thiệt hại”. Mặt khác, theo khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức hình phạt tù mà điều luật quy định”. Quan điểm này cho rằng, khi xác định bị cáo phạm tội trong trường hợp chưa đạt đã được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự so với phạm tội đã hoàn thành; nếu lại tiếp tục áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “chưa gây thiệt hại” theo điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 nghĩa là bị cáo được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hai lần là không phù hợp và không bảo đảm tính công bằng trong việc áp dụng pháp luật hình sự.

Quan điểm thứ ba cũng là quan điểm của nhóm tác giả: Đã xác định Nguyễn Tấn G phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp chưa đạt thì không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “chưa gây thiệt hại”. Hay nói cách khác, tình tiết “chưa gây thiệt hại” ở đây được hiểu như là dấu hiệu định tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt nên việc không áp dụng tình tiết giảm nhẹ “chưa gây thiệt hại” trong trường hợp này là phù hợp với tinh thần của khoản 3 Điều 51 BLHS năm 2015: “Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt”.

Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn việc áp dụng đối với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn”, dẫn đến một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn giải quyết vụ án.



Luật sư Trần Minh Hùng – Tốt nghiệp đại học Luật TPHCM, tốt nghiệp Học viện Tư Pháp, Tốt nghiệp Luật sư, thuộc Đoàn LS TPHCM, Thuộc Liên đoàn LSVN là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn pháp luật,  nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng là đối tác tư vấn pháp luật được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh VOH TPHCM, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang, Đài Bình Dương, Truyền hình Quốc Phòng, VTC... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện lớn, được mời dạy bồi dưỡng nghiệp vụ cho các luật sư……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thong, các tổ chức, xã hội uy tín và chuyên nghiệp và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Bào chữa chủ tịch Huyện Đông Hòa – Phú Yên, Đại án Vụ cướp bitcoin 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa vụ Đại Án Đăng Kiểm, Bào chữa vụ đại án Khai thác Cát Cần giờ, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ "Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, Bảo vệ thành công vụ 1 bệnh nhân bị xông hơi chết tại nhà bè, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái, bào chữa vụ án cựu Cảnh sát Buôn Lậu và các bị cáo kiên quan, bào chữa vụ chiếm đoạt tiền công nghệ của nước Úc của bị can về công nghệ, bào chữa vụ Mua bán khẩu trang mùa covid, bào chữa nhiều vụ án ma túy, bào chữa vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn của tổ chức tín dụng ngân hàng... .… và rất nhiều các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi hội đủ các luật sư chuyên về các lĩnh vực, kinh nghiệm, chuyên sâu như: hình sự, dân sự, kinh tế, thừa kế, hợp đồng, đất đai, ly hôn, dịch vụ nhà đất, di chúc, lao động…