Về cơ bản, trình tự, thủ tục giải thể công ty Cổ phần cũng bao gồm các bước cơ bản như giải thể tại Tổng Cục Hải quan, cơ quan thuế, Sở kế hoạch đầu tư, và cơ quan công an. Tuy nhiên, do đặc thù riêng về cơ cấu tổ chức mà việc giải thể công ty cổ phần cũng có những điểm khác biệt nhất định so với việc giải thể các loại hình công ty khác, cụ thể:
1. Tại Tổng cục Hải quan: Đối với những công ty cổ phần có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu, khi tiến hành giải thể, công ty cần nộp hồ sơ đến Tổng cục Hải quan đề xin xác nhận về việc không còn các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN liên quan đến hoạt động XNK. Hồ sơ đến Tổng cục Hải quan bao gồm:
2. Tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp: Công ty nộp 01 bộ hồ sơ nhằm xin chấm dứt hiệu lực MST để tiến hành giải thể. Tại bước này, công ty Cổ phần cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
Công ty nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa của cơ quan quản lý thuế trực tiệp.
** Lưu ý: Trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của công ty thì khi nộp hồ sơ tại cơ quan thuế, người nộp hồ sơ nên mang theo Giấy giới thiệu có đóng dấu của công ty mình.
3. Tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Bước 1: Công bố quyết định giải thể của Đại hội đồng cổ đông: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định giải thể, công ty cần thông báo đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp và thực hiện công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN. Như vậy, bước này công ty cần thực hiện đồng thời với việc giải thể tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ công bố giải thể của công ty Cổ phần bao gồm:
** Lưu ý: trường hợp công ty có từ 02 người đại diện theo pháp luật trở lên thì tất cả người đại diện theo pháp luật của công ty đều phải ký tên trong giấy ủy quyền
Bước 2: Giải thể bước cuối
Bước này được thực hiện sau khi công ty đã hoàn thành thủ tục công bố và nhận được kết quả cuối cùng khi giải thể tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
– Hồ sơ giải thể bước cuối đối với công ty cổ phần gồm:
***Đối với trường hợp con dấu công ty do cơ quan công an quản lý, sau khi nộp hồ sơ qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu bạn bổ sung giấy xác nhận đã hủy con dấu của cơ quan công an, công ty nộp nộp thông báo này cùng bộ hồ sơ xin hủy mẫu con dấu tại cơ quan công an. Sau khi hoàn thành thủ tục trả dấu, công ty bổ sung giấy xác nhận của cơ quan công an và nộp lại hồ sơ cho Phòng Đăng ký kinh doanh.
4. Tại cơ quan công an
Đối với những công ty cổ phần có con dấu do cơ quan công an quản lý, công ty cần thực hiện thủ tục hủy dấu tại cơ quan công an. Cụ thể, hồ sơ hủy dấu tại cơ quan công an gồm:
** Lưu ý: người nộp hồ sơ cần mang theo giấy tờ chứng thực cá nhân bản gốc để đối chiếu khi nộp hồ sơ.
** Mách nhỏ: đối với công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phòng cảnh sát QLHC về TTXH – công an thành phố Hà Nội chỉ thực nhận hồ sơ trả dấu vào buổi sáng và trả kết quả hồ sơ vào buổi chiều.
Trân trọng.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình